3 bước để kể một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc
Kể một câu chuyện thương hiệu (brand storytelling) cũng như kể một câu chuyện về tình yêu. Nó là công cụ digital marketing (tiếp thị trong kỷ nguyên số) hữu hiệu nhất mà tổ chức nào cũng có,đặc biệt hơn, nó rất hữu ích cho những thương hiệu có mục tiêu cần được chuyển tải, khi những mục tiêu đó còn hơn cả lợi nhuận
► Chàng trai Đà Nẵng với Mia cà-phê
Tại sao “brand storytelling” (kể chuyện về thương hiệu) lại hiệu quả?
Hãy nhìn vào nền công nghiệp giải trí để biết được các câu chuyện có giá trị như thế nào. Hàng năm, chúng ta dành hàng triệu đô để được xem những bộ phim có thể kể lại một câu chuyện cảm động. Chúng ta khao khát những cung bậc cảm xúc khác nhau khi được nghe những câu chuyện có thể chạm tới trái tim, và các thương hiệu rất sáng suốt khi nắm được điều đó. Trong thời đại tràn ngập các thương hiệu muốn kêu gọi sự chú ý của khách hàng, tạo ra những câu chuyện gây được tiếng vang luôn luôn là chiến thuật được chú ý nhất.
“Storytelling” (kể chuyện) có sức mạnh lớn như vậy không phải chỉ vì nó là một thuật ngữ được giới Marketer liên tục nói đến. Hoàn toàn có bằng chứng khoa học cho nó. Qua việc sử dụng nghiên cứu được đăng trên tờ New York Times, Neil Patel có một bài viết trên KISSmetrics về tính khoa học của kể chuyện: “Não bộ con người phản ứng với sự miêu tả trong các câu chuyện theo cách rất sâu sắc, kể cả cảm xúc và vận động. Đọc một câu chuyện cũng như việc cảm nhận một trải nghiệm đã qua và đồng cảm với chủ thể của câu chuyện đó.”
Tóm lại, các câu chuyện rất có sức mạnh bởi người nghe luôn có những cảm xúc khi họ dõi theo câu chuyện mà thương hiệu kể. Họ tin vào thương hiệu đó bởi trải nghiệm họ có là thật. Kể một câu chuyện hay, bạn sẽ để lại một dấu ấn cảm xúc trong một ai đó mà khó có thể mờ đi.
Vậy làm thế nào để biết nên kể chuyên gì?
Câu chuyện thương hiệu không phải là quảng cáo hay một bản thuyết trình. Câu chuyện thương hiệu là những câu chuyện, và nên được hiểu theo nghĩa đó. Có 3 cách cần thiết mà tổ chức nào cũng nên có trong mỗi câu chuyện của họ đó là: góc nhìn, cốt chuyện và sự hoán đổi (trao đổi)
Bước 1: Tìm ra góc nhìn của bạn
Bạn không thể kể chuyện mà không có nhân vật chính. Vậy đó là ai? Đối với các thương hiệu đang kinh doanh một sản phẩm nhất đinh, việc kể chuyện sẽ hay nhất nếu nó xuất phát từ góc nhìn của khách hàng, thể hiện sự tương tác thành công với thương hiệu theo một cách độc đáo. Với những tổ chức muốn truyền tải mục tiêu thì việc kể chuyện xuất phát từ góc nhìn của cộng đồng họ hướng tới sẽ có ích hơn.
Ngoài ra, việc đặt mình vào vị trí khách hàng cũng rất hiệu quả. Nếu bạn đang bán một sản phẩm, có khía cạnh nào có thể dùng để kể chuyện không? Nếu bạn đến từ một tổ chức muốn truyền tải mục tiêu, câu chuyện nào về dịch vụ của bạn có thể cộng hưởng với khía cạnh đó của người nghe? Bạn muốn khách hàng đồng cảm với câu chuyện của bạn, bởi vì sự đồng cảm mang đến niềm tin. Họ nên nhìn thấy bản thân họ trong câu chuyện của bạn – bất cứ một câu chuyện hay nào cũng luôn bắt đầu từ chính họ.
Bước 2: Phác thảo cốt chuyện
Kể chuyện cần có cốt chuyện, và việc phác thảo ra một cốt chuyện sẽ là bước quan trọng nhất trong cả chu trình. Kịch bản của bạn nên bao gồm lời hứa thương hiệu (brand promise) và lợi ích thương hiệu (brand benefit) của bạn, bằng việc thể hiện lợi ích thương hiệu thông qua lời hứa thương hiệu, hoặc khi lời hứa được thực hiện để phục vụ cộng đồng.
Đừng ngại khi phải tư duy mang tính trực quan, dù bạn có biến nó thành video hay không? Cốt truyện nên thật dễ hiểu, nó sẽ giúp bạn làm nổi bật được điểm mấu chốt. Nó sẽ bắt đầu và kết thúc ở đâu? Trải nghiệm của nhân vật thay đổi như thế nào và cuối cùng cảm xúc nào sẽ được tác động đến?
Bước 3: Suy nghĩ thật linh hoạt
Lúc này, bạn đã có một câu chuyện, nhưng bạn kể nó thế nào? Liệu nó có chỉ tồn tại ở dạng video không? Nếu có, bạn đang gặp rối đây, bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể kết nối với video đó. Một phần còn lại trong nội dung không thực sự dài, nhưng nó không sẽ không được thể hiện dưới dạng video. Bạn có thể mở rộng phạm vi bằng cách đảm bảo rằng bạn có thể kể lặp đi lặp lại câu chuyện thương hiệu qua nhiều kênh xã hội.
Một câu chuyện thương hiệu hay phải thật linh hoạt để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông. Những bức ảnh đẹp của câu chuyện đó phải được copy lại trên Instagram. Câu chuyện phải khiến người nghe tự đặt câu hỏi hoặc thôi thúc họ chia sẻ trên Twitter hay Facebook. Các mảnh ghép dù là nhỏ nhất của nó cũng phải chia sẻ được trên Twitter. Hashtag của nó phải làm cho nội dung được người nghe nhớ đến. Vậy là bạn đã dành thời gian để nghĩ ra một câu chuyện về thương hiêu. Vậy bạn cũng phải đảm bảo được rằng mình có thể kể nó lại thật nhiều lần.
Theo socialmediatoday.com
Bình luận